( 05-09-2024 - 10:16 PM ) - Lượt xem: 84
Tại sao việc đóng gói trái cây xuất khẩu là quan trọng?
Trái cây là loại sản phẩm rất dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Khi muốn xuất khẩu trái cây ra nước ngoài, việc đảm bảo trái cây luôn tươi ngon và không bị dập nát trong quá trình vận chuyển là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các cá nhân hoặc đơn vị vận chuyển đều hiểu rõ về quy cách đóng gói trái cây cho việc xuất khẩu.
Việc đóng gói, bảo quản và vận chuyển trái cây xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường quốc tế là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và sự ưa chuộng từ phía các quốc gia khác. Sự chú trọng vào quy trình đóng gói đảm bảo rằng trái cây được gửi đi với chất lượng tốt nhất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân và đảm bảo sự hài lòng của người tiêu dùng cuối cùng.
Các loại trái cây thường được xuất khẩu đi nước ngoài
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ gồm 6 loại quả: vú sữa, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, thanh long. Đối với thị trường Nhật Bản thì có 3 loại đó là thanh long, xoài vải.
Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch tổng cộng 11 loại trái cây đến thị trường tỷ dân lớn nhất thế giới, bao gồm xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, măng cụt, chanh dây và sầu riêng. Đồng thời, hai quốc gia đang trong quá trình đàm phán cuối cùng để mở cửa xuất khẩu mặt hàng bưởi từ Việt Nam.
Cách đóng gói và bảo quản các loại trái cây xuất khẩu đi nước ngoài
Do trái cây của Việt Nam thuộc loại nhiệt đới, nên thời gian bảo quản của chúng khá ngắn. Đối với các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, không được phép sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào, bao gồm cả chất bảo quản sinh học. Việc xuất khẩu trái cây từ Việt Nam đòi hỏi cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định và yêu cầu của từng quốc gia. Quý khách cần nắm rõ cách bảo quản trái cây khi vận chuyển để tránh các rủi ro hư hại trong quá trình giao hàng.
Cách đóng gói và bảo quản trái cây
Sau khi thu hoạch, trái cây phải được để ráo nước trước khi tiến hành việc đóng gói. Vì việc để trái cây bị ướt khi đóng gói sẽ đẩy nhanh quá trình hư thối.
Một cách phổ biến để đóng gói trái cây là sử dụng các loại xốp chuyên dụng với kích thước đa dạng. Những loại xốp này thường được thiết kế dưới dạng vòng lưới để ngăn trái cây va chạm với nhau. Sau đó, có thể sử dụng giấy báo hoặc các vật liệu bọc bên ngoài để bảo vệ thêm cho trái cây.
Sau đó, để đóng gói trái cây, bạn cần sử dụng thùng carton hoặc thùng xốp dày để xếp trái cây vào. Đối với những loại quả kích thước lớn có vỏ dày như mít, sầu riêng và dưa hấu, bạn có thể sử dụng bao tải thay vì thùng carton.
Khi vận chuyển trái cây, bạn nên chú ý giữ thùng luôn khô ráo, không nên để nắng hay nước tiếp xúc trực tiếp với trái cây vì nó sẽ làm trái cây nhanh hỏng.
3 phương pháp được các doanh nghiệp dùng để có thể duy trì được độ tươi của trái cây
Để đảm bảo chất lượng và an toàn cho trái cây, một số phương pháp đóng gói và bảo quản đã được áp dụng.
- Đầu tiên, trái cây được rửa sạch bằng nước Ozon để khử trùng.
- Thứ hai, một số loại trái cây được giữ ở nhiệt độ mát hoặc lạnh phù hợp trong suốt quá trình vận chuyển.
- Thứ ba, việc bôi sáp vào phần đầu cuống của trái cây sau khi cắt bỏ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Cuối cùng, sử dụng hộp đóng gói đặc biệt với thiết kế có lỗ thông khí để thoát hơi, đặc biệt là khí ethylene gây chín nhanh và làm hỏng trái cây. Hộp này đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và được làm từ nhựa nguyên sinh PET, đáp ứng yêu cầu của các thị trường khắt khe.